- Trang chủ
- Lớp 8
- Ngữ văn Lớp 8
- Lý thuyết Văn 8 Lớp 8
- Tập làm văn
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học
-
Tiếng Việt
-
Biệt ngữ xã hội
-
Từ ngữ địa phương
-
Đảo ngữ
-
So sánh
-
Từ tượng hình
-
Từ tượng thanh
-
Các kiểu đoạn văn
-
Từ Hán Việt
-
Sắc thái nghĩa của từ
-
Câu hỏi tu từ
-
Nghĩa tường minh
-
Nghĩa hàm ẩn
-
Trợ từ
-
Thán từ
-
Từ đồng nghĩa
-
Thành phần biệt lập
-
Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói
-
Câu phủ định
-
Câu khẳng định
-
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
-
-
Tập làm văn
-
Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)
-
Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học
- 1. Thơ thất ngôn bát cú là gì?
- 2. Thơ tứ tuyệt Đường luật là gì?
- 3. Thơ trào phúng là gì?
- 4. Bài văn phân tích một tác phẩm văn học là gì?
- 5. Yêu cầu và hướng dẫn viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ thất ngôn bát cú, thơ tứ tuyệt Đường luật)?
- 6. Yêu cầu và hướng dẫn viết bài văn phân tích tác phẩm thơ trào phúng?
- 7. Yêu cầu và hướng dẫn viết bài văn phân tích tác phẩm truyện?
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống
-
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ
-
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
-
Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống
-
Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội
-
Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách yêu thích
-
Yêu cầu và hướng dẫn viết bài văn phân tích tác phẩm truyện
1. YÊU CẦU KHI VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN
- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.
- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm
- Nêu được chủ đề của tác phẩm
- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…)
- Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết
- Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện
2. HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VIẾT
TRƯỚC KHI VIẾT | a. Xác định tác phẩm truyện cần phân tích - Có những trường hợp, người ra đề đã ấn định tác phẩm truyện cụ thể trong đề bài - Nếu được tự chọn tác phẩm để phân tích, cần liệt kê các tác phẩm mà mình đã học, đã đọc và chọn trong số đó một truyện mà em ấn tượng nhất. Hãy ghi vắn tắt một số thông tin cơ bản: tên tác phẩm, tác giả, thể loại (truyện ngắn hay tiểu thuyết)… b. Tìm ý - Đọc tác phẩm, em có cảm xúc như thế nào? Em ấn tượng nhất với tác phẩm ở điều gì? - Nội dung chính của tác phẩm là gì? - Chủ đề của truyện là gì? - Tác phẩm có những nét đặc sắc gì về hình thức nghệ thuật? Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung? - Tác phẩm truyện có ý nghĩa, giá trị gì? c. Lập dàn ý - Mở bài: giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tác giả); nêu ý kiến khái quát về tác phẩm - Thân bài: + Nêu nội dung chính của tác phẩm + Nêu chủ đề của tác phẩm + Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm - Kết bài: khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm |
VIẾT BÀI | Khi viết bài, cần lưu ý: - Bài viết cần đủ ba phần, trong đó phần thân bài tập trung làm sáng tỏ chủ đề và phân tích tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện. - Bài viết cần có các luận điểm chính được sắp xếp theo trật tự lô-gic; tránh rơi vào việc chỉ kể lại diễn biến câu chuyện trong tác phẩm. - Cần lựa chọn, trích dẫn và phân tích các bằng chứng tiêu biểu từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến của người viết; tránh phân tích tác phẩm một cách chung chung. |
CHỈNH SỬA BÀI VIẾT | Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài để thực hiện việc chỉnh sửa, hoàn thiện. Lưu ý: - Bổ sung, chỉnh sửa nếu chưa nêu được chủ đề, chưa chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện hoặc phân tích chưa thuyết phục. - Nếu mỗi luận điểm chưa được làm sáng tỏ bằng các bằng chứng chưa cụ thể, thuyết phục thì cần bổ sung, chỉnh sửa. |