- Trang chủ
- Lớp 9
- Toán học Lớp 9
- Vở thực hành Toán Lớp 9
- Vở thực hành Toán 9 - Tập 2
- Chương IX. Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp
-
Vở thực hành Toán 9 - Tập 1
-
Chương I. Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
-
Chương II. Phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn
-
Chương III. Căn bậc hai và căn bậc ba
-
Chương IV. Hệ thức lượng trong tam giác vuông
-
Chương V. Đường tròn
- Bài 13. Mở đầu về đường tròn
- Bài 14. Cung và dây của một đường tròn
- Bài 15. Độ dài của cung tròn. Diện tích hình quạt tròn và hình vành khuyên
- Luyện tập chung trang 107
- Bài 16. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
- Bài 17. Vị trí tương đối của hai đường tròn
- Luyện tập chung trang 119
- Bài tập cuối chương V
-
-
Vở thực hành Toán 9 - Tập 2
Giải bài 5 trang 112 vở thực hành Toán 9 tập 2
Đề bài
Bạn Lan muốn cắt hình ngôi sao có dạng như hình dưới đây (trong đó ABCDE là một ngũ giác đều). Lan gấp đôi tờ giấy, vẽ một nửa ngôi sao và cắt theo nét vẽ. Góc tạo bởi lưỡi kéo và nếp gấp lúc đầu bằng bao nhiêu độ?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Ngũ giác đều ABCDE nội tiếp một đường tròn (O) và năm điểm A, B, C, D, E chia đường tròn (O) thành 5 cung nhỏ có số đo bằng \(\frac{{{{360}^o}}}{5} = {72^o}\).
+ Mỗi góc của ngũ giác đều là góc nội tiếp chắn cung bằng tổng của 3 cung nhỏ nên mỗi góc của ngũ giác đều bằng \(\frac{{{{3.72}^o}}}{2} = {108^o}\).
+ Gọi S là đỉnh trên cùng của ngôi sao.
+ Tính được \(\widehat {SAB} = {180^o} - \widehat {EAB}\), \(\widehat {SBA} = {72^o}\)\(\widehat {ASB} = {180^o} - \widehat {SAB} - \widehat {SBA}\).
+ Vì nếp gấp là trục đối xứng của ngôi sao nên sẽ nằm trên đường phân giác của góc ASB nên tính được góc tạo bởi lưỡi kéo và nếp gấp lúc đầu.
Lời giải chi tiết
Ngũ giác đều ABCDE nội tiếp một đường tròn (O) và năm điểm A, B, C, D, E chia đường tròn (O) thành 5 cung nhỏ có số đo bằng \(\frac{{{{360}^o}}}{5} = {72^o}\). Mỗi góc của ngũ giác đều là góc nội tiếp chắn cung bằng tổng của 3 cung nhỏ nên mỗi góc của ngũ giác đều bằng \(\frac{{{{3.72}^o}}}{2} = {108^o}\).
Kí hiệu S là đỉnh trên cùng của ngôi sao. Khi đó, \(\widehat {SAB} = {180^o} - \widehat {EAB} = {72^o}\). Tương tự \(\widehat {SBA} = {72^o}\). Nên \(\widehat {ASB} = {180^o} - \widehat {SAB} - \widehat {SBA} = {36^o}\).
Vì nếp gấp là trục đối xứng của ngôi sao lên sẽ nằm trên đường phân giác của góc ASB. Do đó góc tạo bởi lưỡi kéo và nếp gấp phải bằng \(\frac{1}{2}{.36^o} = {18^o}\).