- Trang chủ
- Lớp 8
- Toán học Lớp 8
- SGK Toán Lớp 8
- Toán 8 tập 2
- Chương 7 Một số yếu tố thống kê và xác suất
-
Toán 8 tập 1
-
Toán 8 tập 2
-
Chương 5 Hàm số và đồ thị. Phương trình bậc nhất
-
Chương 6 Định lí Thalès trong tam giác. Hình đồng dạng
- Bài 1. Định lí Thalès
- Bài 2. Đường trung bình của tam giác
- Bài 3. Tính chất đường phân giác trong của tam giác
- Bài 4. Tam giác đồng dạng
- Bài 5. Trường hợp đồng dạng cạnh - cạnh - cạnh
- Bài 6. Trường hợp đồng dạng cạnh - góc - cạnh
- Bài 7. Trường hợp đồng dạng góc - góc
- Bài 8. Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông
- Bài 9. Hình đồng dạng
- Ôn tập chương 6
-
Chương 7 Một số yếu tố thống kê và xác suất
-
Giải bài 7.13 trang 99 SGK Toán 8 - Cùng khám phá
Đề bài
Ba bạn Nam, Minh, Thành có ba túi đựng bi. Túi của Nam có \(5\) viên bi đỏ. Túi của Minh có \(30\) viên bi đỏ, \(10\) viên bi xanh. Túi của thành có \(50\) viên bi đỏ, \(20\) viên bi xanh. Mỗi bạn đều rút ngẫu nhiên một viên bi từ túi của mình. Bạn nào có nhiều khả nang rút được viên bi đỏ hơn? Giải thích vì sao.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Trong một phép thử nghiệm, nếu có \(n\) kết quả đồng khả năng, trong đó có \(k\) kết quả để biến cố A xảy ra thì xác suất của A là \(P\left( A \right) = \frac{k}{n}\).
Lời giải chi tiết
Gọi biến cố A: “Xác suất bạn Nam rút ra được viên bi đỏ”
Biến cố B: “Xác suất bạn Minh rút ra được viên bi đỏ”
Biến cố C: :Xác suất bạn Thành rút ra được viên bi đỏ”
Xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = 1\)
Xác suất của biến cố B là: \(P\left( B \right) = \frac{{30}}{{40}} = \frac{3}{4}\)
Xác suất của biến cố C là: \(P\left( C \right) = \frac{{50}}{{70}} = \frac{5}{7}\)
Vậy bạn có nhiều khả năng rút ra được bi đỏ nhất là bạn Nam, sau đó đến bạn Minh và cuối cùng là bạn Thành. Vì xác suất bạn Nam rút ra được bi đỏ là 1, là biến cố chắc chắn. Xác suất bạn Minh rút ra được bi đỏ nhiều hơn bạn Thành.