- Trang chủ
- Lớp 9
- Toán học Lớp 9
- Vở thực hành Toán Lớp 9
- Vở thực hành Toán 9 - Tập 2
- Chương IX. Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp
-
Vở thực hành Toán 9 - Tập 1
-
Chương I. Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
-
Chương II. Phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn
-
Chương III. Căn bậc hai và căn bậc ba
-
Chương IV. Hệ thức lượng trong tam giác vuông
-
Chương V. Đường tròn
- Bài 13. Mở đầu về đường tròn
- Bài 14. Cung và dây của một đường tròn
- Bài 15. Độ dài của cung tròn. Diện tích hình quạt tròn và hình vành khuyên
- Luyện tập chung trang 107
- Bài 16. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
- Bài 17. Vị trí tương đối của hai đường tròn
- Luyện tập chung trang 119
- Bài tập cuối chương V
-
-
Vở thực hành Toán 9 - Tập 2
Giải bài 8 trang 101 vở thực hành Toán 9 tập 2
Đề bài
Cho tam giác nhọn ABC có các đường cao BE, CF cắt nhau tại H. Chứng minh rằng:
a) \(\widehat {EFH} = \widehat {HBC},\widehat {FEH} = \widehat {HCB}\);
b) \(\widehat {BHF} = \widehat {BAC} = \widehat {CHE}\).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) + Chứng minh các tam giác vuông BFC và BEC cùng nội tiếp đường tròn đường kính BC nên tứ giác BCEF nội tiếp đường tròn đường kính BC. Từ đó suy ra \(\widehat {EFC} = \widehat {EBC}\).
+ Chứng minh tương tự ta có: \(\widehat {FEH} = \widehat {HCB}\).
b) + Chứng minh các tam giác vuông AEH và AFH cùng nội tiếp đường tròn đường kính AH nên tứ giác AEHF nội tiếp đường tròn đường kính AH.
+ Chứng minh \(\widehat {EHF} + \widehat {EAF} = {180^o}\), suy ra \(\widehat {BHF} = {180^o} - \widehat {EHF} = \widehat {EAF} = \widehat {BAC}\).
+ Chứng minh tương tự ta có: \(\widehat {CHE} = \widehat {BAC}\).
Lời giải chi tiết
a) Ta có: \(\widehat {BFC} = \widehat {BEC} = {90^o}\). Do vậy các tam giác vuông BFC và BEC cùng nội tiếp đường tròn đường kính BC.
Suy ra, tứ giác BCEF nội tiếp đường tròn đường kính BC. Vì \(\widehat {EFC}\) và \(\widehat {EBC}\) là hai góc nội tiếp đường tròn ngoại tiếp của tứ giác này và cùng chắn cung CE nên \(\widehat {EFC} = \widehat {EBC}\). Suy ra \(\widehat {EFH} = \widehat {EFC} = \widehat {EBC} = \widehat {HBC}\).
Tương tự ta có: \(\widehat {FEH} = \widehat {HCB}\).
b) Ta có: \(\widehat {AEH} = \widehat {AFH} = {90^o}\). Do vậy các tam giác vuông AEH và AFH cùng nội tiếp đường tròn đường kính AH.
Suy ra, tứ giác AEHF nội tiếp đường tròn đường kính AH. Vì góc FAE và góc FHE là hai góc đối của tứ giác nội tiếp AEHF nên \(\widehat {EHF} + \widehat {EAF} = {180^o}\).
Suy ra \(\widehat {BHF} = {180^o} - \widehat {EHF} = \widehat {EAF} = \widehat {BAC}\).
Tương tự ta có: \(\widehat {CHE} = \widehat {BAC}\).
Vậy \(\widehat {BHF} = \widehat {BAC} = \widehat {CHE}\).