- Trang chủ
- Lớp 6
- Toán học Lớp 6
- SGK Toán Lớp 6 Kết nối tri thức
- Toán 6 tập 1 với cuộc sống Kết nối tri thức
- CHƯƠNG III. SỐ NGUYÊN
-
Toán 6 tập 1 với cuộc sống
-
CHƯƠNG I. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
- Bài 1. Tập hợp
- Bài 2. Cách ghi số tự nhiên
- Bài 3. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
- Bài 4. Phép cộng và phép trừ số tự nhiên
- Bài 5. Phép nhân và phép chia số tự nhiên
- Luyện tập chung trang 20
- Bài 6. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
- Bài 7. Thứ tự thực hiện các phép tính
- Luyện tập chung trang 27
- Bài tập cuối chương I
-
CHƯƠNG II. TÍNH CHIA HẾT TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
-
CHƯƠNG III. SỐ NGUYÊN
-
CHƯƠNG IV. MỘT SỐ HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN
-
CHƯƠNG V.TÍNH ĐỐI XỨNG CỦA HÌNH PHẲNG TRONG TỰ NHIÊN
-
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM KÌ 1
-
-
Toán 6 tập 2 với cuộc sống
Lý thuyết Phép nhân số nguyên Toán 6 KNTT với cuộc sống
1. Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân phần số tự nhiên của chúng rồi đặt dấu “-” trước kết quả nhận được.
Ví dụ:
\(5.( - 5) = - 25\)
\(\begin{array}{l}\left( { - 5} \right).9 = - \left( {5.9} \right) = - 45\\3.\left( { - 3} \right) = - \left( {3.3} \right) = - 9\\\left( { - 6} \right).0 = 0\end{array}\)
Chú ý:
+) \(a.0 = 0\)
+) Cách nhận biết dấu của tích:
\(\left( + \right).\left( + \right)\) \( \to \left( + \right)\)
\(\left( - \right).\left( - \right) \to \left( + \right)\)
\(\left( + \right).\left( - \right) \to \left( - \right)\)
\(\left( - \right).\left( + \right) \to \left( - \right)\)
+) \(a.b = 0\) thì \(a = 0\) hoặc \(b = 0\)
+) Khi đổi dấu một thừa số thì tích đổi dấu. Khi đổi dấu hai thừa số thì tích không thay đổi.
+) \(\left( { - a} \right).a = a.\left( { - a} \right) = - {a^2}\)
2. Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu
Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu, ta nhân phần số tự nhiên của chúng rồi đặt dấu “+” trước kết quả của chúng.
Ví dụ: \(( - 5).\left( { - 6} \right) = 5.6 = 30\)
+ Nhân hai số nguyên dương nghĩa là nhân hai số tự nhiên khác \(0.\)
+ Nhân hai số nguyên âm ta nhân phần số tự nhiên của chúng.
Nhận xét: Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương
Chú ý:
+) \(a.0 = 0.a = 0\)
+) \(a.b = 0\) thì \(a = 0\) hoặc \(b = 0.\)
3. Tính chất của phép nhân
Giao hoán: \(a.b = b.a\)
Kết hợp: \(\left( {a.b} \right).c = a.\left( {b.c} \right)\)
Nhân với số \(1:\) \(a.1 = 1.a = a\)
Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: \(a.\left( {b + c} \right) = ab + ac\)
Tính chất trên cũng đúng đối với phép trừ: \(a\left( {b - c} \right) = ab - ac\)
Ví dụ:
Thực hiện phép tính:
a) \(\left( { - 12} \right).3.\left( { - 5} \right)\)
\(\begin{array}{l}\left( { - 12} \right).3.\left( { - 5} \right) = \left( { - 12} \right).\left( { - 5} \right).3\\ = \left[ {\left( { - 12} \right).\left( { - 5} \right)} \right].3 = \left( {12.5} \right).3\\ = 60.3 = 180\end{array}\)
b) \(\left( { - 3} \right).\left( {100 - 2} \right)\)
\(\begin{array}{l}\left( { - 3} \right).\left( {100 - 2} \right) = \left[ {\left( { - 3} \right).100} \right] - \left[ {\left( { - 3} \right).2} \right]\\ = \left( { - 3} \right).100 - \left[ { - \left( {3.2} \right)} \right]\\ = - \left( {3.100} \right) - \left( { - 6} \right)\\ = - 300 + 6 = - \left( {300 - 6} \right) = - 294\end{array}\)
Chú ý:
+ Nhờ tính chất kết hợp ta có tích của ba, bốn, năm… số nguyên.
+ Khi thực hiện phép nhân nhiều số nguyên, ta có thể dựa vào các tính chất giao hoán và kết hợp để thay đổi vị trí giữa các thừa số, đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số thích hợp.
+ Tích của \(n\) số nguyên \(a\) là lũy thừa bậc \(n\) của số nguyên \(a.\)
- Trả lời Hoạt động 1 trang 70 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời Hoạt động 2 trang 70 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời Luyện tập 1 trang 70 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời Vận dụng 1 trang 70 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời Hoạt động 3 trang 71 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống