- Trang chủ
- Lớp 6
- Toán học Lớp 6
- SGK Toán Lớp 6 Kết nối tri thức
- Toán 6 tập 1 với cuộc sống Kết nối tri thức
- CHƯƠNG II. TÍNH CHIA HẾT TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
-
Toán 6 tập 1 với cuộc sống
-
CHƯƠNG I. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
- Bài 1. Tập hợp
- Bài 2. Cách ghi số tự nhiên
- Bài 3. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
- Bài 4. Phép cộng và phép trừ số tự nhiên
- Bài 5. Phép nhân và phép chia số tự nhiên
- Luyện tập chung trang 20
- Bài 6. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
- Bài 7. Thứ tự thực hiện các phép tính
- Luyện tập chung trang 27
- Bài tập cuối chương I
-
CHƯƠNG II. TÍNH CHIA HẾT TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
-
CHƯƠNG III. SỐ NGUYÊN
-
CHƯƠNG IV. MỘT SỐ HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN
-
CHƯƠNG V.TÍNH ĐỐI XỨNG CỦA HÌNH PHẲNG TRONG TỰ NHIÊN
-
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM KÌ 1
-
-
Toán 6 tập 2 với cuộc sống
Lý thuyết Quan hệ chia hết và tính chất Toán 6 KNTT với cuộc sống
1. Quan hệ chia hết
Khi nào thì a chia hết cho b?
Cho hai số tự nhiên \(a\) và \(b,\) trong đó \(b \ne 0,\) nếu có số tự nhiên \(x\) sao cho \(b.x = a\) thì ta nói \(a\) chia hết cho \(b\) và ta có phép chia hết \(a:b = x\)
Nếu \(a\) không chia hết cho \(b,\) ta kí hiệu là \(a\not \vdots b\).
Ước và bội
- Nếu có số tự nhiên \(a\) chia hết cho số tự nhiên \(b\) thì ta nói \(a\) là bội của \(b,\) còn \(b\) là ước của \(a.\)
- Kí hiệu: Ư\(\left( a \right)\) là tập hợp các ước của \(a\) và \(B\left( b \right)\) là tập hợp các bội của \(b\).
Ví dụ : \(12 \vdots 6 \Rightarrow 12\) là bội của \(6.\) Còn \(6\) được gọi là ước của \(12\)
Cách tìm ước và bội
Tìm ước:
- Ta có thể tìm các ước của \(a\)\(\left( {a > 1} \right)\) bằng cách lần lượt chia \(a\) cho các số tự nhiên từ \(1\) đến \(a\) để xét xem \(a\) chia hết cho những số nào, khi đó các số ấy là ước của \(a.\)
Ví dụ :
16:1=16; 16:2=8; 16:4=4; 16:8=2; 16:16=1
Vậy các ước của 16 là 1;2;4;8;16. Tập hợp các ước của 16 là:
Ư\(\left( {16} \right) = \left\{ {1;2;4;8;16} \right\}\)
Tìm bội:
- Ta có thể tìm các bội của một số khác \(0\) bằng cách nhân số đó lần lượt với \(0,1,2,3,...\)
Ví dụ :
Ta lấy 6 nhân với từng số 0 thì được 0 nên 0 là bội của 6, lấy 6.1=6 nên 6 là bội của 6, 6.2=12 nên 12 là bội của 6,...
Vậy \(B\left( 6 \right) = \left\{ {0;6;12;18;...} \right\}\)
2. Tính chất chia hết của một tổng
- Tính chất 1: Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó.
\(a \vdots m\) và \(b \vdots m\) \( \Rightarrow \left( {a + b} \right) \vdots m\)
\(a\, \vdots \,m;\,b \vdots m;\,c \vdots m \Rightarrow \left( {a + b + c} \right) \vdots m\)
- Tính chất 2: Nếu chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số, còn các số hạng khác đều chia hết cho số đó thì tổng không chia hết cho số đó.
\(a \vdots m\) và \(b\not \vdots m\)\( \Rightarrow \left( {a + b} \right)\not \vdots m\)
\(a\not \vdots m;\,b \vdots m;\,c \vdots m \Rightarrow \left( {a + b + c} \right)\not \vdots m\)
Ví dụ: Ta có \(6 \vdots 3;\,9 \vdots 3;\,15 \vdots 3\, \Rightarrow 6 + 9 + 15 = 30 \vdots 3\);\(10 \vdots 5;\,15 \vdots 5;\,12\not \vdots 5 \Rightarrow 10 + 15 + 12 = 37\not \vdots 5\)
- Trả lời Câu hỏi 1 trang 30 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời Câu hỏi 2 trang 30 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời Hoạt động 1 trang 31 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời Hoạt động 2 trang 31 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Trả lời Luyện tập 1 trang 31 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống