- Trang chủ
- Lớp 9
- Toán học Lớp 9
- Vở thực hành Toán Lớp 9
- Vở thực hành Toán 9 - Tập 1
- Chương V. Đường tròn
-
Vở thực hành Toán 9 - Tập 1
-
Chương I. Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
-
Chương II. Phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn
-
Chương III. Căn bậc hai và căn bậc ba
-
Chương IV. Hệ thức lượng trong tam giác vuông
-
Chương V. Đường tròn
- Bài 13. Mở đầu về đường tròn
- Bài 14. Cung và dây của một đường tròn
- Bài 15. Độ dài của cung tròn. Diện tích hình quạt tròn và hình vành khuyên
- Luyện tập chung trang 107
- Bài 16. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
- Bài 17. Vị trí tương đối của hai đường tròn
- Luyện tập chung trang 119
- Bài tập cuối chương V
-
-
Vở thực hành Toán 9 - Tập 2
Giải bài 3 trang 108 vở thực hành Toán 9
Đề bài
Có thể xem guồng nước (còn gọi là cọn nước) là một công cụ hay cỗ máy có dạng hình tròn, quay được nhờ sức nước chảy (H.5.21a). Guồng nước thường thấy ở các vùng miền núi. Nhiều guồng nước được làm bằng tre, dùng để đưa nước lên ruộng cao, giã gạo hoặc làm một số việc khác.
Giả sử ngấn nước ngăn cách giữa phần trên và phần dưới của một guồng nước được biểu thị bởi cung ứng với một dây dài 4 m và điểm ngập sâu nhất là 0,5 m (trên Hình 5.21b, điểm ngập sâu nhất là điểm C, ta có AB = 4 m và HC = 0,5 m). Dựa vào đó, em hãy tính bán kính của guồng nước.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
+ Gọi R (m) là bán kính của guồng nước.
+ Chứng minh được \(HA = HB = \frac{{AB}}{2}\); \(OH = R - 0,5\).
+ Áp dụng Pythagore vào tam giác vuông AOH tính được R.
Lời giải chi tiết
Gọi R (m) là bán kính của guồng nước. Trên hình vẽ, ta thấy \(OH = R - 0,5\).
Do \(OH \bot AB\) nên \(HA = HB = \frac{{AB}}{2} = 2\left( m \right)\)
Trong tam giác vuông AOH, theo định lí Pythagore ta có:
\(O{H^2} + A{H^2} = O{A^2}\), tức là \({\left( {R - 0,5} \right)^2} + {2^2} = {R^2}\)
Từ đó suy ra \({R^2} - R + 0,25 + 4 = {R^2}\), hay \(4,25 - R = 0\). Do đó, \(R = 4,25\)
Vậy bán kính của guồng nước là 4,25m.