- Trang chủ
- Lớp 7
- Toán học Lớp 7
- SGK Toán Lớp 7 Cánh diều
- Toán 7 tập 2 Cánh diều
- Chương VI. Biểu thức đại số
-
GIẢI SGK TOÁN 8 CÁNH DIỀU - MỚI NHẤT
-
Toán 7 tập 1
-
Chương I. Số hữu tỉ
-
Chương II. Số thực
- Bài 1. Số vô tỉ. Căn bậc hai số học
- Bài 2. Tập hợp R các số thực
- Bài 3. Giá trị tuyệt đối của một số thực
- Bài 4. Làm tròn và ước lượng
- Bài 5. Tỉ lệ thức
- Bài 6. Dãy tỉ số bằng nhau
- Bài 7. Đại lượng tỉ lệ thuận
- Bài 8. Đại lượng tỉ lệ nghịch
- Bài tập cuối chương II
- Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Chủ đề 1: Một số hình thức khuyến mãi trong kinh doanh
-
Chương III. Hình học trực quan
-
Chương IV. Góc. Đường thẳng song song
-
-
Toán 7 tập 2
-
Chương V. Một số yếu tố thống kê và xác suất
- Bài 1. Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu
- Bài 2. Phân tích và xử lí dữ liệu
- Bài 3. Biểu đồ đoạn thẳng
- Bài 4. Biểu đồ hình quạt tròn
- Bài 5. Biến cố trong một số trò chơi đơn giản
- Bài 6. Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản
- Bài tập cuối chương V
- Hoạt động thực hành và trải nghiệm. Chủ đề 3. Dung tích phổi
-
Chương VI. Biểu thức đại số
-
Chương VII. Tam giác
- Bài 1. Tổng các góc của một tam giác
- Bài 2. Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác
- Bài 3. Hai tam giác bằng nhau
- Bài 4. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh - cạnh - cạnh
- Bài 5. Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh
- Bài 6. Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc- cạnh - góc
- Bài 7. Tam giác cân
- Bài 8. Đường vuông góc và đường xiên
- Bài 9. Đường trung trực của một đoạn thẳng
- Bài 10. Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
- Bài 11. Tính chất ba đường phân giác của tam giác
- Bài 12. Tính chất ba đường trung trực của tam giác
- Bài 13. Tính chất ba đường cao của tam giác
- Bài tập cuối chương VII
-
Giải bài 5 trang 63 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều
Đề bài
Ảo thuật với đa thức
Bạn Hạnh bảo với bạn Ngọc:
“– Nếu bạn lấy tuổi của một người bất kì cộng thêm 5;
– Được bao nhiêu đem nhân với 2;
– Lấy kết quả đó cộng với 10;
– Nhân kết quả vừa tìm được với 5;
– Đọc kết quả cuối cùng sau khi trừ đi 100. Mình sẽ đoán được tuổi của người đó.”
Em hãy sử dụng kiến thức nhân đa thức để giải thích vì sao bạn Hạnh lại đoán được tuổi người đó.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Gọi tuổi của một người là x rồi ta thực hiện các bước như lời bạn Hạnh nói.
Lời giải chi tiết
Gọi số tuổi của một người là x (tuổi)
– Nếu bạn lấy tuổi của một người bất kì cộng thêm 5: \(x + 5\)
– Được bao nhiêu đem nhân với 2: \((x + 5).2 = 2x + 10\)
– Lấy kết quả đó cộng với 10: \(2x + 10 + 10 = 2x + 20\)
– Nhân kết quả vừa tìm được với 5: \((2x + 20).5 = 10x + 100\)
– Đọc kết quả cuối cùng sau khi trừ đi 100: \(10x + 100 - 100 = 10x\).
Vậy kết quả cuối cùng mà bạn Ngọc đọc sẽ là \(10x\) tức là 10 lần số tuổi của người đó. Vậy nên khi có kết quả mà bạn Ngọc đọc lên, bạn Hạnh chỉ cần lấy số đó chia cho 10 là ra tuổi của người mà bạn Hạnh chọn.