- Trang chủ
- Lớp 6
- Toán học Lớp 6
- Vở thực hành Toán 6 Lớp 6
- Vở thực hành Toán 6 - Tập 1
- Chương III. Số nguyên
-
Vở thực hành Toán 6 - Tập 1
-
Chương I. Tập hợp các số tự nhiên
- Bài 1. Tập hợp
- Bài 2. Cách ghi số tự nhiên
- Bài 3. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
- Bài 4. Phép cộng và phép trừ số tự nhiên
- Bài 5. Phép nhân và phép chia số tự nhiên
- Luyện tập chung trang 15, 16
- Bài 6. Lũy thừa với số tự nhiên
- Bài 7. Thứ tự thực hiện các phép tính
- Luyện tập chung trang 22, 23
- Bài tập cuối chương I
-
Chương II. Tính chia hết trong tập hợp các số tự nhiên
-
Chương III. Số nguyên
-
Chương IV. Một số hình phẳng trong thực tiễn
-
Chương V. Tính đối xứng của hình phẳng trong tự nhiên
-
-
Vở thực hành Toán 6 - Tập 2
-
Bài tập ôn tập cuối năm
Giải bài 7 (3.13) trang 53 vở thực hành Toán 6
Đề bài
Bài 7 (3.13). Hai ca nô cùng xuất phát từ C đ về phía A hoặc B như hình vẽ. Ta quy ước chiều từ C đến B là chiều dương (nghĩa là vận tốc và quãng đường đi từ C về phía B được biểu thị bằng số dương và theo chiều ngược lại là số âm). Hỏi sau một giờ hai ca nô cách nhau bao nhiêu kilomet nếu vận tốc của chúng lần lượt là
a) 11 km/h và 6 km/h;
b) 11 km/h và -6 km/h.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xét các điểm trên trục số và chiều chuyển động lấy gốc C.
Lời giải chi tiết
Xét trục số với gốc C, chiều dương là chiều đi từ C đến B. Khi đó:
a) Chiếc ca nô thứ nhất đi với vận tốc 11 km/h, tức là đi về phía B nên sau 1 giời cách C một khoảng 11 km (về phía B). Ca nô thứ hai đi với vận tốc 6 km/h, tức là cùng đi về phía B nên sau 1h nó ở vị trí cách C là 6 km (cũng về phía B). Do đó hai ca nô cách nhau:
11 – 6 = 5 (km).
b) Chiếc ca nô thứ nhất đi với vận tốc 11 km/h, tức là đi về phía B nên sau 1 giời cách C một khoảng 11 km (về phía B). Ca nô thứ hai đi với vận tốc -6 km/h, tức là đi về phía A nên sau 1h nó đi được -6 km (về phía A). Khi đó nó ở vị trí cách C 6km nhưng về phía A.Do đó hai ca nô cách nhau:
11 – (-6) = 11+6=17 (km).