- Trang chủ
- Lớp 9
- Toán học Lớp 9
- SGK Toán Lớp 9 Kết nối tri thức
- Toán 9 tập 2 Kết nối tri thức
- Chương 6. Hàm số y = ax² (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
-
Toán 9 tập 1
-
Chương 1. Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
-
Chương 2. Phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn
-
Chương 3. Căn bậc hai và căn bậc ba
-
Chương 4. Hệ thức lượng trong tam giác vuông
-
Chương 5. Đường tròn
- Bài 13. Mở đầu về đường tròn
- Bài 14. Cung và dây của một đường tròn
- Bài 15. Độ dài của cung tròn. Diện tích hình quạt tròn và hình vành khuyên
- Luyện tập chung trang 96
- Bài 16. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
- Bài 17. Vị trí tương đối của hai đường tròn
- Luyện tập chung trang 108
- Bài tập cuối chương 5
-
Hoạt động thực hành trải nghiệm
-
-
Toán 9 tập 2
-
Chương 6. Hàm số y = ax² (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
-
Chương 7. Tần số và tần số tương đối
-
Chương 8. Xác suất của biến cố trong một số mô hình xác suất đơn giản
-
Chương 9. Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp
-
Chương 10. Một số hình khối trong thực tiễn
-
Hoạt động thực hành trải nghiệm
-
Bài tập ôn tập cuối năm
-
Giải bài tập 6.52 trang 31 SGK Toán 9 tập 2 - Kết nối tri thức
Đề bài
Hai khối học sinh lớp 8 và lớp 9 của một trường trung học cơ sở tham gia lao động. Nếu làm chung thì sẽ hoàn thành công việc sau 1 giờ 12 phút. Nếu mỗi khối lớp làm riêng thì khối lớp 9 làm xong nhanh hơn khối lớp 8 là 1 giờ. Hỏi nếu mỗi khối làm riêng thì sau bao lâu sẽ hoàn thành công việc?
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Các bước giải một bài toán bằng cách lập phương trình:
Bước 1. Lập phương trình:
- Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.
- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.
- Lập phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2. Giải phương trình.
Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận.
Lời giải chi tiết
Gọi thời gian học sinh khối lớp 9 làm riêng hoàn thành công việc là x (giờ), điều kiện: \(x > 0\).
Thời gian học sinh khối lớp 8 làm riêng hoàn thành công việc là \(x + 1\) (giờ).
Trong 1 giờ, học sinh khối lớp 9 làm được: \(\frac{1}{x}\) (công việc).
Trong 1 giờ, học sinh khối lớp 8 làm được: \(\frac{1}{{x + 1}}\) (công việc).
Trong 1 giờ, cả hai khối lớp làm được: \(\frac{1}{x} + \frac{1}{{x + 1}} = \frac{{x + x + 1}}{{x\left( {x + 1} \right)}} = \frac{{2x + 1}}{{x\left( {x + 1} \right)}}\) (công việc)
Vì nếu làm chung thì sẽ hoàn thành công việc sau 1 giờ 12 phút\( = \frac{6}{5}\) giờ nên ta có phương trình:
\(\frac{{2x + 1}}{{x\left( {x + 1} \right)}} = \frac{5}{6}\)
Nhân cả hai vế của phương trình với \(6x\left( {x + 1} \right)\) để khử mẫu ta được phương trình:
\(6\left( {2x + 1} \right) = 5x\left( {x + 1} \right)\)
\(5{x^2} - 7x - 6 = 0\)
Vì \(\Delta = {\left( { - 7} \right)^2} - 4.5.\left( { - 6} \right) = 169 > 0\) nên phương trình có hai nghiệm phân biệt
\({x_1} = \frac{{7 + \sqrt {169} }}{{10}} = 2\left( {tm} \right);{x_2} = \frac{{7 - \sqrt {169} }}{{10}} = \frac{{ - 3}}{5}\left( {ktm} \right)\)
Vậy nếu làm riêng, học sinh khối 9 làm 2 giờ xong công việc và học sinh khối 8 làm 3 giờ xong công việc.