- Trang chủ
- Lớp 9
- Toán học Lớp 9
- SGK Toán Lớp 9 Kết nối tri thức
- Toán 9 tập 1 Kết nối tri thức
- Chương 5. Đường tròn
-
Toán 9 tập 1
-
Chương 1. Phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
-
Chương 2. Phương trình và bất phương trình bậc nhất một ẩn
-
Chương 3. Căn bậc hai và căn bậc ba
-
Chương 4. Hệ thức lượng trong tam giác vuông
-
Chương 5. Đường tròn
- Bài 13. Mở đầu về đường tròn
- Bài 14. Cung và dây của một đường tròn
- Bài 15. Độ dài của cung tròn. Diện tích hình quạt tròn và hình vành khuyên
- Luyện tập chung trang 96
- Bài 16. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
- Bài 17. Vị trí tương đối của hai đường tròn
- Luyện tập chung trang 108
- Bài tập cuối chương 5
-
Hoạt động thực hành trải nghiệm
-
-
Toán 9 tập 2
-
Chương 6. Hàm số y = ax² (a ≠ 0). Phương trình bậc hai một ẩn
-
Chương 7. Tần số và tần số tương đối
-
Chương 8. Xác suất của biến cố trong một số mô hình xác suất đơn giản
-
Chương 9. Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp
-
Chương 10. Một số hình khối trong thực tiễn
-
Hoạt động thực hành trải nghiệm
-
Bài tập ôn tập cuối năm
-
Lý thuyết Mở đầu về đường tròn Toán 9 Kết nối tri thức
1. Đường tròn
Định nghĩa đường tròn
Đường tròn tâm O bán kính R (R > 0), kí hiệu là (O; R), là hình gồm tất cả các điểm cách điểm O một khoảng bằng R. |
Khi không cần để ý đến bán kính ta kí hiệu đường tròn tâm O là (O).
Điểm thuộc đường tròn
Nếu A là một điểm của đường tròn (O) thì ta viết \(A \in \left( O \right)\). Khi đó, ta còn nói đường tròn (O) đi qua điểm A, hay điểm A nằm trên đường tròn (O).
Tổng quát:
- Điểm A nằm trên đường tròn (O; R) nếu OA = R;
- Điểm A nằm trong đường tròn (O; R) nếu OA < R;
- Điểm A nằm ngoài đường tròn (O; R) nếu OA > R.
Hình tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm nằm trên và nằm trong đường tròn (O;R).
2. Tính đối xứng của đường tròn
a) Đối xứng tâm
Hai điểm M và M’ gọi là đối xứng với nhau qua điểm I (hay qua tâm I) nếu I là trung điểm của đoạn MM’.
Ví dụ: Nếu O là giao điểm của hai đường chéo của hình bình hành ABCD thì
+) OA = OC nên A và C đối xứng với nhau.
+) OB = OD nên B và D đối xứng với nhau.
b) Đối xứng trục
Hai điểm M và M’ gọi là đối xứng với nhau qua đường thẳng d (hay qua trục d) nếu d là đường trung trực của đoạn MM’.
Ví dụ: Nếu AH là đường cao trong tam giác ABC cân tại A thì AH cũng là đường trung trực của BC, nên B và C đối xứng với nhau qua AH.
c) Tâm đối xứng của đường tròn
- Đường tròn là hình có tâm đối xứng; tâm của đường tròn là tâm đối xứng của nó. - Đường tròn có một tâm đối xứng. |
d) Trục đối xứng của đường tròn
- Đường tròn là hình có trục đối xứng; mỗi đường thẳng qua tâm của đường tròn là một trục đối xứng của nó. - Đường tròn có vô số trục đối xứng. |
- Giải mục 1 trang 84 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức
- Giải mục 2 trang 85, 86 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 5.1 trang 86 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 5.2 trang 86 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức
- Giải bài tập 5.3 trang 86 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức